Thẻ tín dụng mastercard hiện đang là giải pháp tài chính được nhiều người sử dụng nhờ những tiện ích khi thanh toán, chi tiêu, vô số các tổ chức tài chính uy tín đều cung cấp loại hình này như thẻ tín dụng shinhan, thẻ tín dụng home credit,… Vậy thẻ tín dụng mastercard là gì? Ngân hàng nào phát hành loại thẻ này? Hãy cùng tìm hiểu nhanh nhé.
Thông tin về thẻ tín dụng Mastercard
Mastercard là một loại thẻ được phát hành bởi công ty MasterCard Worldwide đang có trụ sở chính tại Mỹ và nhiều văn phòng đại diện trên thế giới. Đơn vị này chuyên liên kết với các ngân hàng nội địa hoặc quốc tế để phát hành thẻ thanh toán quốc tế. Đối với thẻ tín dụng Mastercard, người dùng có thể sử dụng để thanh toán, chi tiêu các giao dịch phát sinh trong nước hoặc quốc tế.
>>Hướng dẫn 4 bước đăng ký làm thẻ tín dụng HSBC
Những loại thẻ tín dụng Mastercard
Thẻ ghi nợ mastercard debit
Thẻ ghi nợ Mastercard debit là thuật ngữ để chỉ loại thẻ thanh toán mà người dùng phải nạp tiền vào tài khoản trước khi sử dụng để thanh toán. Giới hạn chi trả của thẻ ghi nợ bằng tổng số tiền mà bạn có trong tài khoản liên kết với thẻ.
Thẻ tín dụng Mastercard credit
Đây là loại thẻ chi tiêu trước trả tiền sau, hay nói đơn giản hơn là ngân hàng sẽ cho người dùng vay một khoản tiền và họ có nhiệm trả lại vào ngày đáo hạn thẻ tín dụng cố định sau đó. Thẻ tín dụng Mastercard có hạn mức riêng đối với mỗi tài khoản tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như chứng minh tài sản.
Hầu hết các ngân hàng đều cho phép chủ thẻ thanh toán nợ thẻ tín dụng Mastercard trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận bản sao kê. Nếu sau thời gian này, ngân hàng sẽ áp dụng tính lãi suất và có thể ghi nhận nợ xấu nếu người dùng cố ý không thanh toán.
Thẻ tín dụng Mastercard không chỉ có thể thanh toán tại cửa hàng hoặc trực tuyến mà người dùng còn có thể rút tiền mặt tại các cây ATM. Đối với thẻ tín dụng không liên kết với tài khoản gốc của người dùng nên khi rút tiền mặt thì số tiền trong tài khoản gốc không thay đổi. Khoản tiền rút này sẽ được tính trong bản sao kê thẻ tín dụng với mức lãi suất rút tiền mặt theo quy định.
Ưu và nhược điểm của thẻ là gì?
Ưu điểm khi sử dụng thẻ tín dụng Mastercard
- Được phép rút tiền ngoại tệ tại nước ngoài với phí chuyển đổi ngoại tệ quy định.
- Thanh toán hóa đơn online khi mua sắm tại các trang thương mại quốc tế.
- Giải pháp tài chính khẩn cấp cho khách hàng khi cần chi tiêu, thanh toán.
- Thay thế thói quen mang theo nhiều tiền mặt khi ra đường giúp bảo vệ tài sản an toàn
- Nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho chủ thẻ tín dụng Mastercard trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, du lịch, mua sắm,…
Nhược điểm của thẻ tín dụng
- Hồ sơ yêu cầu khá phức tạp nhằm đánh giá và đảm bảo khả năng chi trả của người dùng thẻ.
- Giới hạn số tiền và áp dụng mức lãi suất khi người dùng rút tiền mặt tại ATM.
- Phí rút tiền hoặc thanh toán ngoại tệ khá cao do mất phí chuyển đổi ngoại tệ.
- Dễ mất kiểm soát khi có thể thanh toán với hạn mức lớn dẫn đến vượt khả năng chi trả sau này.
- Vấn đề liên quan đến bảo mật khi người dùng phải nhập mã số thẻ và số CSV tại các website mua hàng dễ bị đánh cắp.
Hướng dẫn đăng ký thẻ tín dụng mastercard
Mở thẻ trực tiếp tại Ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng tại việt Nam đều đã và đang hỗ trợ khách hàng mở thẻ tín dụng Mastercard, vì thế nếu bạn có nhu cầu mở thẻ thì chỉ cần đến phòng giao dịch để được tư vấn hồ sơ. Trong vòng 15 ngày làm việc, hồ sơ của bạn sẽ được thẩm định và nhận kết quả phê duyệt. Nếu đạt bạn sẽ nhận được thẻ tín dụng, lúc này chỉ kích hoạt là có thể sử dụng.
Mở thẻ online
- Bước 1: Truy cập vào trang web hoặc ứng dụng internet banking của ngân hàng bạn muốn mở thẻ
- Bước 2: Chọn gói mở thẻ tín dụng Mastercard
- Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng
- Bước 4: Upload hình ảnh căn cước công dân/ chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu
- Bước 5: Sau 10-15 ngày kết từ khi hồ sơ được phê duyệt, khách hàng có thể đến ngân hàng nhận thẻ hoặc thẻ tín dụng Mastercard sẽ được chuyển đến tận nhà
Lưu ý khi dùng thẻ tín dụng Mastercard
- Phí và lãi suất quá hạn thẻ tín dụng mà chủ thẻ thanh toán nợ chậm hơn 45 ngày kể từ khi có thông báo bản sao kê số dư nợ. Ngoài ra điều này còn khiến bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
- Phí và lãi suất khi rút tiền mặt thường có mức phí từ 4% cho mỗi lần rút tiền, trường hợp rút ngoại tệ tại nước ngoài bạn sẽ phải chịu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ 7%.
- Trước khi mở thẻ tín dụng người dùng nên tham khảo nhiều ngân hàng để đảm bảo lựa chọn được ngân hàng uy tín.
- Nên cân nhắc, kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng mastercard để tránh trường hợp sử dụng vượt hạn mức phải chịu nhiều phí và lãi suất.
Huỷ thẻ tín dụng Mastercard như nào?
Trường nếu chủ thẻ không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng mastercard thì bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Mang CMND/ CCCD và thẻ tín dụng mastercard của bạn đến chi nhánh văn phòng của ngân hàng và trình bày yêu cầu hủy thẻ tín dụng.
- Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra các khoản dư nợ, phí và lãi suất mà chủ thẻ chưa thanh toán. Người dùng thẻ cần phải hoàn tất các khoản nợ này trong thời hạn cho phép.
- Bước 3: Khi hoàn thành thanh toán, chủ thẻ sẽ điền thông tin và ký cam kết vào giấy tự nguyện hủy thẻ để nhân viên ngân hàng tiến hành thủ tục hủy thẻ tín dụng mastercard.
- Bước 4:Nếu thẻ tín dụng mastercard của bạn đã hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu thì quy trình hủy thẻ sẽ được phê duyệt nhanh chóng trong vòng 10 phút. Ngân hàng sẽ thu hồi thẻ tín dụng để đảm bảo tính bảo mật thông tin.
Danh sách ngân hàng phát hành thẻ tín dụng uy tín
- Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank
- Ngân hàng Sacombank
- Ngân hàng Citibank
- Ngân hàng HSBC
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng Shinhanbank
>>Thẻ tín dụng Shinhan hạn mức chi tiêu và cách mở thẻ
Chắc hẳn các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về thẻ tín dụng mastercard. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn về sản phẩm tài chính này nhé.